Thứ Tư, 23/11/2022

Những rủi ro trong Quản lý kho hàng

nhung-rui-ro-trong-quan-ly-kho-hang-warehouse-risk-management.png

Những rủi ro trong Quản lý kho hàng

Kiểm soát và quản lý hiện đang là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Bởi lẽ, những doanh nghiệp lớn thường sẽ nhập rất nhiều hàng hóa, và vấn đề phát sinh cũng bắt đầu từ đây. Cùng tìm hiểu những rủi ro trong quản lý kho hàng nhé!

Những rủi ro trong quản lý kho thường gặp là gì?  

Rủi ro quản lý kho hàng là việc thường xuyên xảy ra. Hằng năm, con số hàng hóa bị thất thoát của mỗi doanh nghiệp là không hề nhỏ. Điều này xảy ra rất thường xuyên, và hầu như số liệu hàng hóa đều khá "khập khiễng" sau mỗi lần kiểm kê.

Điều đáng nói ở đây là chúng ta thường mắc những sai lầm rất nhỏ, và những rủi ro trong quản lý kho như thế này lại gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Để giảm thiểu những rủi ro khi quản lý kho hàng, việc đầu tư tài sản vào con người và thiết bị quản lý được xem là giải pháp hữu hiệu.

Chi phí đầu tư được ước tính là sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí về thiệt hại cho những rủi ro đó.

Những rủi ro khi quản lý kho thường gặp  

Có rất nhiều rủi ro trong quản lý kho mà ta thường thấy trong quá trình vận hành. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 nguyên nhân chính sau:

1. Thất thoát hàng tồn kho do quản lý sơ sài

Rủi ro trong quản lý kho đầu tiên phải kể đến, đó là thất thoát hàng tồn kho. Việc này thường xuyên xảy ra ở những doanh nghiệp vừa và lớn khi lượng hàng tồn nhập về rất nhiều, nhưng khâu kiểm soát lại không chặt chẽ.

Việc kiểm soát sơ sài dẫn đến hàng hóa tiêu thụ không đồng đều, nguy cơ rất cao là hàng hóa bị tới date mà không hề hay biết. Hậu quả cuối cùng là cả kiện hàng bị hết date và thiệt hại nằm ở doanh nghiệp của bạn chứ không nằm ở nhà phân phối sản phẩm.

2. Sai lệch số liệu hàng hóa do hệ thống cũ kỹ, phần mềm lạc hậu

Ngay cả khi bạn có một đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý kho đi nữa, thì việc kiểm soát hàng hóa vẫn bị trục trặc bởi một nguyên nhân khác không nằm ở yếu tố con người.

Nhiều doanh nghiệp đã quá ỷ lại vào đội ngũ nhân viên kho với bề dày kinh nghiệm mà không đầu tư chi phí cho hệ thống quản lý, hoặc hệ thống quản lý trên đã quá lạc hậu và lỗi thời. Điều này vô tình tạo áp lực cho nhân viên của bạn.

Mục đích của việc đầu tư hệ thống là rút ngắn thời gian và tiết kiệm sức người. Trong những dịp cao trào như lễ tết, khi mà lượng hàng hóa vận hành liên tục mà sức người thì có hạn thì sự sai sót là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu không có một hệ thống quản lý chính xác và tân tiến thì việc bạn đang lãng phí nguồn nhân lực, và gây hao hụt cho doanh nghiệp là lỗi của những người quản lý như bạn.

3. Mất hàng do nhiều nguyên nhân khác

Mất hàng được xem là rủi ro trong quản lý kho hàng đầu, mà nguyên nhân chủ yếu là khâu kiểm soát hàng hóa không được tối ưu.

Không thể thừa nhận việc mất hàng xảy ra là do sự bất cẩn của người những người quản lý kho. Họ đã không kiểm soát triệt để lượng hàng hóa nhập vào dẫn đến việc mất hàng, và một khi đã ký biên bản nhận đủ hàng thì mọi khiếu nại đều vô ích.

Tuy nhiên, bằng những phương pháp hiện đại nhất, thì việc kiểm soát hàng hóa đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, hãy cùng đến với các biện pháp khắc phục rủi ro ngay sau đây.

Để việc giảm thiểu những rủi ro trong quản lý kho, thì biện pháp hữu hiệu nhất là đầu tư trang thiết bị quản lý hiện đại bên cạnh những đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.

Những hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp bạn quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn với thời gian tiết kiệm tối đa, điều này giúp nhân viên quản lý kho của bạn luôn tỉnh táo và với một tinh thần làm việc sảng khoái nhất.

Những phần mềm mới nhất luôn giúp bạn kiểm soát hàng tồn một cách tối ưu, bạn sẽ không lo về viễn cảnh bị mất tiền oan do hàng hết date, từ đó việc bán hàng của bạn được cải thiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện từ xa sẽ phát tín hiệu cảnh báo liên tục nếu có ai đó "cầm nhầm" hàng hóa của bạn. Bạn sẽ không phải tốn hàng giờ để check camera xem kẻ gian là ai, rồi báo công an và kiện tụng... đôi khi "ngốn" của bạn một chi phí không hề thấp.

Ngoài ra, còn nhiều tính năng tiện lợi khác mà công nghệ quản lý kho hàng hiện đại có thể mang lại cho bạn. Nó sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro đó, mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp của bạn.